Danh mục: Giấy In Mã Vạch

Filter

Giấy in mã vạch là một thiết bị văn phòng phẩm khá quen thuộc với chúng ta khi luôn được sử dụng kèm theo máy in mã vạch.

Tem nhãn mã vạch ngày nay đã trở thành một trong những hình ảnh có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu: trên quần áo, thiết bị điện tử, thức ăn đóng gói,... với công năng chính là quản lý sản phẩm một cách thông minh bằng dãy số đã được mã hóa. Tuy nhiên, bạn có biết giấy dùng để in tem nhãn mã vạch được phân loại như thế nào hay không? Và chúng có những điểm gì khác nhau? Hãy cùng khám phá những điều đó thông qua bài viết về giấy in mã vạch dưới đây nhé!

Giấy in mã vạch là gì?

Giấy in mã vạch (hay còn được gọi với cái tên khác như giấy in tem nhãn, decal tem nhãn, decal in mã vạch...) là một loại giấy chuyên dụng dùng để in thông tin sản phẩm đã được mã hóa dưới dạng mã vạch để hỗ trợ công tác quản lý kiểm kê hàng hóa. Loại giấy in này thường có 2 mặt: mặt trên là lớp giấy bóng hoặc nhám dùng để in thông tin sản phẩm mà nhà cung cấp yêu cầu; mặt còn lại là lớp keo để dán giấy in lên sản phẩm. Tuy nhiên, giấy in mã vạch cũng được sản xuất dưới nhiều mẫu mã thể loại khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng trên từng sản phẩm.

Giấy in mã vạch là gì?

Giấy in mã vạch là gì?

Phân loại giấy in mã vạch

Để phân loại giấy in mã vạch, chúng ta có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá. Nhưng trên thực tế có 2 cách phân loại đơn giản và dễ áp dụng nhất hiện nay là dựa vào công nghệ in và chất liệu giấy in.

Dựa trên công nghệ in

Có 2 công nghệ in mã vạch chính trên thị trường là công nghệ in nhiệt trực tiếp và công nghệ in nhiệt gián tiếp với những dòng máy khác nhau. Chính vì lý do này nên giấy in mã vạch cũng phải phụ thuộc vào loại máy in sử dụng công nghệ nào.

Dựa trên công nghệ in thì giấy in mã vạch được chia ra thành 2 loại chính

Dựa trên công nghệ in thì giấy in mã vạch được chia ra thành 2 loại chính

  • Giấy in mã vạch dùng công nghệ in nhiệt trực tiếp: trong trường hợp này thì gọi nó là giấy in cảm nhiệt. Khi thực hiện lệnh in, đầu phun mực sẽ tác động nhiệt trực tiếp lên bề mặt giấy in, chất muội than trên giấy in được đốt nóng sẽ cho kết quả là những thông tin cần thiết đã được mã hóa. Vì thế hầu như người dùng có thể tiết kiệm chi phí khi không cần trang bị thêm mực in chuyên dụng. Tuy vậy chất lượng mực trên bề mặt giấy in không giữ được lâu và chỉ phù hợp với những ngành hàng tiêu thụ nhanh, FMCG, bán lẻ,...
  • Giấy in mã vạch dùng công nghệ in truyền nhiệt gián tiếp: có thể gọi là decal chuyển nhiệt. Đối với loại máy này thì đầu in sẽ đốt nóng mực in, làm chúng nóng chảy và tạo thành mã vạch theo yêu cầu (có nghĩa là bạn cần phải đầu tư phần mực in để tạo thông tin). Điều này khiến cho đầu in có tuổi thọ lâu hơn do không cần tiếp xúc trực tiếp với giấy in. Thực tế rằng các loại tem nhãn được sản xuất từ công nghệ này và loại giấy in này sẽ có chất lượng tốt hơn, ít bị phai mờ.

Dựa trên chất liệu giấy

Theo tiêu chí chất liệu giấy, chúng ta có thể phân loại giấy thành các loại sau đây:

  • Giấy in mã vạch decal giấy: đây là loại giấy in mã vạch được sử dụng phổ biến nhất trong các loại vì được ứng dụng trong nhiều môi trường từ siêu thị, cửa hàng bán lẻ, cửa hàng quần áo,... với giá thành thấp.
  • Giấy in mã vạch decal nhựa: hay còn được gọi là decal PVC vì nó được thiết kế từ nhựa dẻo polyester. Độ bền cao là một trong những ưu điểm của loại giấy in này. Điều này cũng giúp hàng hóa trong quá trình vận chuyển ít bị bong tróc hoặc mất thông tin mã vạch. Chính vì thế loại giấy in này thường được ứng dụng vào lĩnh vực giao nhận Logistic. Bên cạnh đó, giấy in mã vạch decal này cũng được ứng dụng cả vào việc in nhãn mã vạch đính trên các loại trang sức, nữ trang.
Decal nhựa tổng hợp PVC

Decal nhựa tổng hợp PVC

  • Giấy in mã vạch decal nhôm, xi bạc: Đây là loại giấy in mã vạch chuyên dụng cho các ngành nghề trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là các ngành điện tử, sản xuất linh kiện, phụ kiện, cơ khí,... vì các nhà sản xuất rất chú trọng về thông số kỹ thuật của sản phẩm. Các tem nhãn thiết kế từ loại giấy in mã vạch decal có khả năng chịu được cả thời tiết khắc nghiệt dưới sự tác động của độ ẩm, nhiệt độ, bụi bẩn,... kể cả trong môi trường kho bãi. Tuổi thọ của giấy in mã vạch thường là khá cao, có khi theo đến hết vòng đời sản phẩm.
  • Giấy in mã vạch decal vải: thường thì sẽ là decal satin. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp loại giấy in mã vạch kiểu này ở các shop quần áo hoặc phân xưởng sản xuất ngành hàng may mặc (thường là trung tâm trở lên). Dù là trải qua bao nhiêu công đoạn như giặt, vò, hấp, là thì những thông tin trên giấy in mã vạch đó cũng sẽ không bị phai màu, mất màu.
Giấy in mã vạch bằng vải trên 1 đôi giày Nike

Giấy in mã vạch bằng vải trên 1 đôi giày Nike

Kết luận

Như vậy là bạn đã biết cách phân biệt các loại máy in cần phải dựa vào những tiêu chí gì rồi phải không nào? Chủ yếu nhất vẫn là tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn để đưa ra lựa chọn loại máy và loại giấy sử dụng fit với nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu một nhà cung cấp giấy uy tín để đảm bảo chất lượng in cho tem nhãn sản phẩm của mình.

Copyright © 2024 Mavachvp.com - Made with 
 from TP.HCM.
lockcogcartmagnifiercrossmenuchevron-downcross-circle